Chất lượng sàn gỗ công nghiệp được đánh giá dựa trên các tiêu chí kỹ thuật nào?

Sàn gỗ trên thị trường đa số được sàn xuất dựa trên tiêu chuẩn BS EN do tập đoàn BSI ban hành. Với các tiêu chí sản phẩm chính gồm:

 1. Chỉ số chống mài mòn  bề nặt AC (Abrasion Criteria)

 2. Chỉ số chống va đập (IC)

 3. Tiêu chuẩn chống cháy B (Burn Resistant)

 4. Tỷ trọng sàn gỗ HDF (High Density Fiberboard)

 5. Tiêu chuẩn khí thải E (Formaldehyde)

 6. Tiêu chuẩn độ chống nước- độ trương nở sàn gỗ

 7. Công nghệ hèm khoá

 8. Công nghệ hèm bề mặt

Sau đây là đặc điểm kỹ thuật của từng tiêu chí.

1. Chỉ số chống mài mòn  bề nặt AC (Abrasion Criteria

AC là thông số về độ chịu mài mòn của bề mặt sàn gỗ được tính theo đơn vị vòng quay. Đây là thông số nói nên độ bền của bề mặt sàn. (Nói một cách đơn giản thanh gỗ đặt lên đĩa quay mặt trên tiếp xúc với giấy giám (nhám) quay vài nghìn vòng khi nào bề mặt xước thì dừng lại như hình bên dưới)

 

Thông số mài mòn được chia theo tiêu chuẩn sau: AC1

 

Đi đôi với chỉ số này là Utility Class (Cấp độ sử dụng) 21, 22, 23 đối với nhà ở dân dụng và Utility Class 31, 32, 33 đối với khu vực công cộng.

 

Hiện nay trên thị trường thông dụng chỉ số AC4 Class 32 cho chung cư, Villa, khu vực công cộng, và AC3 Class 31 cho  nhà ở.

2. Chỉ số chống va đập ( IC )

   -     IC là chỉ số phản ánh khả năng chịu đựng vật rơi xuống ván sàn. Trong quá trình sử dụng thật khó mà tránh được những lúc chúng ta đánh rơi đồ vật xuống sàn, nếu ván sàn có cấp độ chịu lực rơi tốt bạn sẽ tránh được các vết lõm hoặc tỳ vết. Ví dụ về một thí nghiệm cấp độ IC2, người ta thả rơi một thỏi sắt hình trụ đường kính khoảng 11mm nặng 780 gam, rơi từ độ cao 1.2m mà vẫn không làm tổn hại đến mặt sàn. Các loại ván gỗ công nghiệp cao cấp trên thị trường hiện nay thường đạt cấp độ chuẩn IC2, thường thì chỉ số này ít khi được in lên bao bì của sản phẩm.

Thông số chịu va đập được chia theo tiêu chuẩn sau: IC1 < IC2

3. Tiêu chuẩn chống cháy B (Burn Resistant)

   -     Sàn gỗ tuân thủ tiêu chuẩn Châu Âu BS EN13501. Chỉ số an toàn cho sàn gỗ công nghiệp là B1. Với chỉ số này khi lửa tàn thuốc lá rơi trên bề mặt sẽ không để lại dấu vết gì, bạn mang thanh gỗ đốt sẽ không thể bốc cháy thành ngọn lửa. Vì vậy nếu nhà bạn có thay thế sàn gỗ cũ cũng không thể sử dụng nó làm củi đốt được. Các loại ván sàn cao cấp sẽ có khả năng chống cháy cao hơn.

4. Tỷ trọng sàn gỗ HDF (High Density Fiberboard)

   -     Hiện nay sàn gỗ công nghiệp được sử dụng 2 loại cốt gỗ đó là loại cốt HDF và cốt CDF, lõi gỗ HDF. Đây là phần quan trọng nhất nhất để quyết định đến chất lượng của sản phẩm. Nó tạo nên phân cấp chất lượng của thị trường.

   -     Đây là tiêu chuẩn chất lượng quyết định đến độ đặc, độ cứng của lớp ván gỗ. Tỉ trọng này được tính theo trọng lượng riêng, đơn vị tính kg/m3. Tỉ trọng của cốt gỗ HDF đạt cấp mức trên 800kg/m3, cốt gỗ CDF đạt cấp độ trên 950kg/m3. Trọng lượng riêng càng cao, chất lượng lớp ván gỗ càng cao. Hiện nay sàn gỗ công nghiệp sử dụng ván gỗ có tỉ trọng 800kg/m3 với loại giá rẻ. Tỉ trọng 840-860k đối với loại trung bình. Tỉ trọng 860-950kg/m3 đối với loại cao cấp.

5. Tiêu chuẩn khí thải E (Formaldehyde)

   -     Sàn gỗ tuân thủ theo tiêu chuẩn Châu Âu EN 120. E1 là đạt chuẩn, không gây độc hại trong quá trình sử dụng. E0 là hoàn toàn không có chất độc hại. Trong quá trình sản xuất lõi HDF của ván sàn công nghiệp người ta phải sử dụng keo để tạo sự kết dính, trong thành phần của loại keo này có chứa Formaldehyde, đây là một loại andehit có công thức hóa học là H2CO có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, do vậy người ta đã phải nghĩ cách để hạn chế tối đa hàm lượng chất này trong gỗ công nghiệp, và chỉ số này ra đời nhằm buộc các nhà sản xuất phải tuân thủ đảm bảo các sản phẩm của mình phải đạt đúng tiêu chuẩn E1, là mức chấp nhận được, hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Theo đà phát triển thì các nhà sản xuất đang phấn đấu để dần dần chuẩn hóa sang chỉ số E0 đối với gỗ lót sàn công nghiệp

   -     Tiêu chuẩn khí thải phải nhỏ hơn < 30 mg để không gây ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng

   -     Thông thường có 3 cấp độ E0, E1 với chỉ số E0< 8mg;  8mg< E1< 30 mg

6. Tiêu chuẩn độ chống nước- độ trương nở sàn gỗ

   -     Đây là tiêu chuẩn mà hầu hết mọi người khi tìm hiểu về sàn gỗ công nghiệp rất quan tâm. Có thể tại các nước Châu Âu không quá quan tâm về Độ trương nở. Nhưng với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam thì Độ trương nở luôn là điều phải nhắc đến đầu tiên khi bạn có nhu cầu lựa chọn sàn gỗ.

   -     Theo tiêu chuẩn TCVN 7753:2007 cốt gỗ HDF đạt tiêu chuẩn thì độ trương nở sau khi ngâm nước ở 25ºC trong 24h: khoảng 12% là đạt tiêu chuẩn. Còn trên thị trường các loại sàn gỗ có Độ trương nở sau khi ngâm 24h giao động trong khoảng: 4% – 18%. (Ví dụ độ trương nở là 15% có nghĩa là gỗ dày 12mm sau khi ngâm nước 24h sẽ nở ra thành 14.4mm)

Các cấp độ trương nở sàn gỗ công nghiệp

   -     Cấp độ 5: Trương nở dưới 5%, Đây là cấp độ đánh giá về chất lượng cao nhất ở ván sàn công nghiệp. Thường những thương hiệu sàn gỗ chống nước châu Âu, Malaysia mới có thể đảm bảo tiêu chí chống nước ở cấp độ 4.

   -     Cấp độ 4: Trương nở dưới 8%, Đây là cấp độ cũng được các chuyên gia đánh giá là chuẩn cao cấp. Độ dày thay đổi chỉ bằng hoặc dưới 8% chứng tỏ những dòng sàn này cũng thuộc hệ cao cấp. Khả năng chịu nước phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như nguyên liệu đầu vào, độ nén tỷ trọng cao hay thấp, chất keo kết dính đảm bảo tiêu chí an toàn, liên kết tốt hay không.

   -     Cấp độ 3: Trương nở dưới 10%, Đây là cấp độ chống nước đạt mức cận cao cấp. Độ dày chỉ thay đổi bằng hoặc dưới 10% chứng tỏ chất lượng của tấm ván cũng đạt ở mức ổn định.

Sau thời gian ngâm trong nước, kết cấu của tấm ván không có sự thay đổi quá nhiều. Cốt gỗ không bị trương nở, phồng lên vượt ngưỡng hay bề mặt không nổi các hạt li ti, rãnh hèm khóa cũng không bị vỡ cấu trúc. Chứng tỏ sản phẩm đó chuẩn chất lượng, các bạn có thể yên tâm lựa chọn.

   -     Cấp độ 2: Trương nở dưới 12%, Cốt gỗ HDF sau khi bị ngâm nước trong 1 ngày, phồng lên khoảng 12% sẽ được nhận định về khả năng chống nước ở mức vừa phải, khuyên dùng cho những công trình nhà ở với mật độ đi lại tương đối.

   -     Cấp độ 1: Trương nở dưới 18%, Cấp độ chống nước thấp nhất. Những dòng sàn phẩm ở mức cấp độ 1 chỉ nên sử dụng công trình nội thất với quy mô nhỏ, những căn hộ cung cư ít tiếp xúc với nước, như khu vực phòng ngủ, những dòng sản phẩm cấp độ 1 vẫn đem lại sự an toàn cho công trình.

   -     Đây được xem là thông số kỹ thuật quan trọng quyết định đến chất lượng của một loại sàn bất kỳ. Để có thể đánh giá dòng sàn đó chống nước tốt hay không, người dùng cần hiểu và nắm được cấp độ trương nở của vật liệu ván sàn ở mức nào.

   -     Nếu muốn biết rõ thông số này có thể hỏi nhà cung cấp hoặc tự kiểm tra bằng việc ngâm thử.

7. Công nghệ hèm khoá

   -     Hèm khoá sàn gỗ có tác dụng kết nối những thanh ván sàn lại với nhau một cách chắc chắn. Giúp việc lắp đặt trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian.

Công nghệ hèm khoá có 4 thời kỳ phát triển.

 

Thế hệ I (Original – Nguyên Bản).

         Từ trước năm 1950 con người đã sử dụng gỗ để làm vật liệu lát sàn. Thời điểm đó chỉ là gỗ được cắt thành những tấm đặt cạnh nhau dùng đinh, vít cố định xuống nền. Tất nhiên là kiểu nguyên bản này có quá nhiều nhược điểm như:

   -     Lắp đặt mất nhiều thời gian.

   -     Khoảng cách giữa các tấm ván sàn rộng. Dễ sinh nấm mốc.

   -     Không có khả năng tái sử dụng.

   -     Tính thẩm mỹ kém.

   -     Khó vệ sinh…

Hèm khoá sàn gỗ – Thế hệ II (Tongue&Groove – Mộng & Hèm).

           Sau những năm 1950 thay cho việc phải đóng đinh, vít sàn gỗ đã được sử dụng đến mộng và hèm. Đã cải tiến được rất nhiều mặt so với Thế hệ I như: Khoảng cách giữa các thanh ván sàn khít hơn. Hạn chế được bụi bẩn lọt xuống khe, Quá trình lắp đặt nhanh hơn.

Tuy nhiên đối với loại hèm thuộc Thế hệ II vẫn còn nhiều yếu điểm như:

   -     Thời gian lắp đặt lâu vì phải sử dụng keo.

   -     Bề mặt nền chưa khít hoàn toàn vẫn bị nước thấm xuống.

   -     Khả năng tái sử dụng thấp.

   -     Các thanh ván sàn dễ bị xê dịch. Do loại hèm này ít điểm tựa.

Hiện nay tại Việt Nam hèm kiểu này vẫn được sử dụng nhiều đối với sàn gỗ tự nhiên. Có 3 nguyên nhân chính là do:

   -     Máy móc thiết bị để chạy hèm kiểu này đơn giản. Giúp giảm chi phí trong quá trình gia công.

   -     Một số loại sàn gỗ tự nhiên thường có độ co giãn nhiều nên không thể sử dụng được các kiểu hèm khoá Thế hệ thứ III và VI.

   -     Liên quan đến vấn đề bản quyền hèm khoá.

Hèm khoá sàn gỗ – Thế hệ III (Horizontal Locking – Hèm khoá Ngang).

         Thời kỳ phát triển mạnh của sàn gỗ công nghiệp tại các nước Châu Âu vào khoảng những thập kỷ 80-90 của thế kỷ trước.

Năm 1996 đánh dấu sự xuất hiện của các loại hèm khoá sàn gỗ thế hệ thứ III (Horizontal Locking – Hèm khoá Ngang).

Được cải tiến hơn với Thế hệ II bởi cấu tạo chốt khoá. Với rất nhiều ưu điểm như:

   -     Liên kết chắc chắn, chống xê dịch, trôi hèm.

   -     Mạch gỗ khít chống nước, chống bám bụi bẩn.

   -     Giúp việc lắp đặt đơn giản hơn không cần sử dụng keo.

   -     Có thể tái sử dụng, tháo lắp đơn giản.

   -     Hiện nay trên thị trường các loại sàn gỗ công nghiệp sử dụng đến 90% kiểu hèm Thế hệ III với nhiều tên gọi và biến thể khác nhau. Tuy nhiên có một vài tập đoàn lớn chuyên về sàn gỗ sở hữu bằng sáng chế của những dòng hèm khoá của Bỉ, Mỹ, Đức như: Valinge Innovations, Uniclic, Innovations4Flooring, Yekalon.

Dưới đây là một số loại hèm khoá Thế hệ III phổ biến nhất:

   -     Các loại hèm như: Single Click, Double Click thường được sử dụng cho các ván sàn tại Việt Nam. Hoặc một số nhà máy mới đây sử dụng Uniclic. Hèm khoá eHeUniclic, Valinge Click chủ yếu là hàng nhập khẩu Châu Âu như: Đức, Thổ, Ba Lan..

   -     Synchro Lock thường sử dụng các ván sàn Malaysia như: Rainforest, Robina, Jami…

Hèm khoá sàn gỗ – Thế hệ IV (Vertical Locking – Hèm khoá Dọc).

Từ những năm 2006 đến nay thì dòng hèm khoá này xuất hiện với nhiều kiểu khác nhau. Tại Việt Nam các dòng hèm khoá thuộc thế hệ này cũng không có quá nhiều và đều có bản quyền sáng chế rõ ràng không như các loại hèm thế hệ trước. Có thể nêu tên một số loại sau:

   -    

Bài viết khác
Sàn gỗ kỹ thuật Engineer là gì? Có những đặc điểm kỹ thuật như nào?

Sàn gỗ kỹ thuật Engineer là gì? Có những đặc điểm kỹ thuật như nào?

Ván sàn gỗ kỹ thuật hay còn gọi là ván sàn gỗ Engineer là loại vật liệu đang ngày càng được ưa chuộng nhằm thay thế...
Tấm nhựa PVC nano là gì? Thành phần cấu tạo?

Tấm nhựa PVC nano là gì? Thành phần cấu tạo?

Với sự phát triển của công nghệ sản xuất, tấm nhựa PVC nano hiện nay được cung cấp trong nhiều mẫu mã và màu sắc đa...
Gỗ giáng hương, đặc tính và công dụng

Gỗ giáng hương, đặc tính và công dụng

Gỗ giáng Hương – hay gỗ hương là loại gỗ mang lại ưu điểm về mặt kinh tế. Cũng như mang đến sự phá cách trong thiết...
Tốp 10 loại vật liệu lót sàn được ưa chuộng nhất hiện nay ?

Tốp 10 loại vật liệu lót sàn được ưa chuộng nhất hiện nay ?

Vật liệu lát sàn là một phần quan trọng trong kiến trúc nội thất của một ngôi nhà, vừa có tác dụng trang trí vừa mang...
Plywood là gì? thành phần cấu tạo và ứng dụng của ván gỗ ép plywood ?

Plywood là gì? thành phần cấu tạo và ứng dụng của ván gỗ ép plywood ?

Trong các loại gỗ ép công nghiệp phổ biến hiện nay, cùng với ván gỗ MFC, MDF, HDF, gỗ Plywood là một trong những vật liệu...
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0988960130